Kiềm chế lạm phát: Cần tập trung vào những nguyên nhân chính yếu

Các công trình đầu tư công kém hiệu quả là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát cao hiện nay. Ảnh: LÊ TOÀN.

Trong khi Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát được công luận hoan nghênh và các ngành các cấp đang tích cực triển khai, thì chỉ số giá tiêu dùng bốn tháng đầu năm liên tục tăng nhanh, đã lên tới 9,64%, vượt qua chỉ tiêu năm 2011 là 7%.

Đó là “trớn” tăng giá mấy tháng cuối năm 2010, đầu năm 2011, cộng hưởng với tác động của đợt điều chỉnh với mức độ cao giá những mặt hàng quan trọng, diện tác động rất rộng như xăng dầu, điện, tỷ giá... một việc nằm trong dự kiến Nghị quyết 11 nhưng lại rơi vào thời điểm nhạy cảm.

Thêm nữa, cũng cần thấy rằng lạm phát là hậu quả mất cân đối tích lũy từ nhiều năm, Nghị quyết 11 lại mới bắt đầu triển khai, nhiều chủ trương còn đang được cụ thể hóa thành những chính sách, biện pháp cụ thể. Cho nên chưa thể xoay chuyển được tình thế.

Tuy nhiên vấn đề được nói đến nhiều là cách triển khai nghị quyết chưa tập trung vào những trọng điểm, mà còn phân tán, dàn trải, nên kết quả thì chưa rõ nhưng đã gây ra những ngộ nhận, do cách hiểu về nguyên nhân lạm phát quá rộng: nào là kinh tế thế giới khủng hoảng, giá thế giới tăng cao, nhập siêu lớn, rồi đến buông lỏng quản lý thị trường ngoại tệ và vàng, đến cả thiên tai, thời tiết, rồi đến những bức bách như tăng giá xăng dầu, điện... nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa... Nguyên nhân nội ngoại có đủ.

Muốn xác định những sự kiện trên đúng là nguyên nhân lạm phát, phải tìm ra mối liên hệ nhân quả giữa chúng với lạm phát. Trong trường hợp không tìm được mối liên hệ nhân quả này, mà đã quy nó thành nguyên nhân, e có phần khiên cưỡng. Thí dụ, giá thế giới và giá trong nước có nhất thiết cùng lên cùng xuống không? Trả lời: chưa chắc, bởi tuy cùng là giá, thậm chí giá cùng một mặt hàng, nhưng chúng lại không nằm trong cùng một bình thông nhau, giữa chúng luôn có những “hố ga điều chỉnh”: các chính sách quốc gia về giá cả, về sản xuất và xuất nhập khẩu, về ngoại hối, về an sinh xã hội... Giá ngoại đâu có trực tiếp chuyển thành giá nội.

Một số người thường giải thích nguyên nhân tăng giá (xăng dầu chẳng hạn) là do giá thế giới cao, giá trong nước thấp so với những nước xung quanh. Tình hình có thể đúng như thế, nhưng nếu chỉ có vậy mà phải tăng giá thì lại không đủ thuyết phục, vì không tính tới các chính sách quốc gia. Ai cũng biết, mỗi nước đều có xuất nhập khẩu. Cho nên khi nói về giá hàng nhập phải gắn với giá hàng xuất, bởi tổng giá hàng nhập và tổng giá hàng xuất của mỗi nước luôn bù trừ cho nhau.

Có thể nêu thêm một thí dụ khác để chứng minh nhiều sự kiện nêu trên không có mối liên hệ nhân quả với lạm phát. Liệt kê chúng thành nguyên nhân lạm phát là quá rộng. Và điều quan trọng là rộng nhưng vẫn không vạch rõ được nguyên nhân chính yếu để tập trung giải pháp xử lý vào đó. Cách liệt kê như vậy cũng không phân rõ được nguyên nhân chủ quan (những yếu kém trong quản lý) với nguyên nhân khách quan (những tình huống bất khả kháng). Có làm rõ được những nguyên nhân chủ quan, mới xác định được đúng giải pháp, một mặt thể hiện tinh thần tự phê bình, mặt khác thể hiện ý thức trách nhiệm và thực sự quyết tâm chống lạm phát đến cùng.

Nguyên nhân lạm phát đã ghi rõ trong giáo khoa thư kinh tế: thị trường mất cân đối cung - cầu, biểu hiện trực tiếp trong mất cân đối tiền - hàng, trong đó hàng (với một mức giá xác định) đại diện cho cung, còn tiền (giấy) đại diện cho cầu. Ở đây cầu không có nghĩa chỉ là sự cần thiết, mà còn phải có tiền để mua, nói đầy đủ là cầu có khả năng thanh toán, thể hiện trong tổng số tiền mà xã hội (gồm tổ chức và cá nhân) có để mua hàng. Khi tiền đã nhiều hơn hàng, có nghĩa là cung - cầu đã mất cân đối. Khi đó theo quy luật, tiền sẽ mất giá, hàng sẽ tăng giá. Giá hàng tăng không phải do giá trị hàng tăng, mà do giá trị tiền giảm, đó là lạm phát.

Giá cả sẽ tăng tới khi tổng giá cả hàng tính theo giá mới (đã tăng lên) cân bằng với tổng số tiền đang có trên thị trường. Khi đó một mặt bằng giá mới hình thành, một cân đối cung - cầu hay tiền - hàng mới xuất hiện. Quy luật tự khắc phục mất cân đối của thị trường đã phát huy tác dụng. Với Nghị quyết 11, Chính phủ đã hạ quyết tâm chủ động mở một chiến dịch mới kiềm chế lạm phát trên cơ sở vận dụng những quy luật thị trường và sử dụng quyền lực nhà nước, trong đó hai giải pháp chính yếu nhất là i) thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và ii) thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, mục tiêu là điều tiết tổng cầu, thu hồi tiền thừa trong lưu thông, thiết lập cân đối tiền - hàng mới. Kiềm chế lạm phát không phải là quay trở lại mặt bằng giá cũ, mà là hình thành một mặt bằng giá mới.

Bởi vậy trong nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu... một mặt nhằm khắc phục những bất hợp lý trong mặt bằng giá tồn tại nhiều năm nay, mặt khác cũng góp phần điều tiết tổng cầu, hình thành mặt bằng giá mới. Các loại giải pháp khác (thúc đẩy sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền) cần coi là những giải pháp hỗ trợ nhằm che chắn tác dụng phụ có thể phát sinh trong quá trình triển khai nghị quyết.

Trong các nguyên nhân lạm phát, rất cần làm rõ và nhấn mạnh những nguyên nhân chủ quan. Như đã phân tích ở trên, một khi xảy ra mất cân đối cung cầu giữa tiền và hàng, tiền nhiều hơn hàng nên tiền mất giá. Nhận thức rõ nguyên nhân chủ quan như vậy có ý nghĩa đề cao trách nhiệm của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát.

Mặc dù kiềm chế lạm phát đã là một nghị quyết của Chính phủ, song cần nhớ rằng lạm phát là một thực trạng kinh tế không đơn giản và không thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Nghị quyết 11 đã đề ra sáu loại giải pháp, trong đó các giải pháp kinh tế và hành chính kết hợp và hỗ trợ nhau.

Nhìn tổng thể, giải pháp kinh tế giữ vai trò chủ yếu. Song cần chú ý rằng trong khu vực nhà nước, đặc biệt trong thực hiện chủ trương giảm đầu tư công, giải pháp hành chính phải giữ vai trò quyết định. Kiềm chế lạm phát tuy cấp bách, nhưng nó dường như đã trở thành bệnh mãn tính, rất nặng lại nhạy cảm, cho nên cần tránh nôn nóng, vội áp dụng những giải pháp có thể gây sốc. Nghị quyết 11 cần được triển khai trong tinh thần khẩn trương, nhưng thận trọng theo một lộ trình được nghiên cứu chu đáo với liều lượng giải pháp được điều chỉnh dần trong quá trình thực hiện Nghị quyết.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Tin mới hơn
  • Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay
  • Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?
  • Từ việc tăng lương nghĩ đến bài toán cung – cầu
  • Lương mới, bất cập vẫn cũ
  • Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước
  • Tết làm “méo” bức tranh kinh tế tháng 1
  • Tăng trưởng, chỉ số giá và an sinh xã hội
  • Kinh tế Việt Nam: Bàn tay hữu hình hay vô hình đang thắng thế?
  • “Không có lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng”
  • Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính
  • Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?
  • Được và mất từ tăng trưởng và lạm phát 2011
  • Điểm nóng Kinh tế 2011: Những con số gây sốc
  • Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng”
  • Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 là 18,12%
Tin cũ hơn
  • FDI chảy vào đâu?
  • Bộ Tài chính: Doanh nghiệp khó khăn hơn trong quí 2, quí 3
  • Tiêu chuẩn lao động và tự do thương mại
  • Lạm phát và thách thức phát triển
  • Làm gì để cải thiện hình ảnh lao động Việt Nam tại Hàn Quốc?
  • Thấy gì từ báo cáo rà soát đầu tư 2011?
  • Đác Nông: Hơn 1.000 ha cà-phê bị rệp sáp tấn công
  • Chủ tịch hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Chí Cường “Ngành thép bội thực và lạc hậu không phải vì điện giá rẻ”
  • Nấm tàn phá vùng trồng cây ăn quả tại Lâm Đồng
  • Gợi ý cơ chế hợp tác công tư cho Việt Nam
  • ‘Bóc mẽ’ việc doanh nghiệp cam kết không tăng giá
  • Tái cấp vốn cho ADF tạo sức ép lớn lên các nước thành viên
  • ‘Lình xình’ thuế thu nhập cá nhân (kỳ 3)
  • Lại tăng giá điện từ 1-6, có hợp lý?
  • Sẽ tăng chi phí kinh doanh xăng dầu?
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn